|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Gồm có Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân - Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

cctc.png
 

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐẢNG ỦY XÃ TÂN HIỆP

BÍ THƯ ĐẢNG ỦY: THÂN VĂN QUYẾT . STĐ: 0329138838

PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY: MÈ VĂN NHIÊN. STĐ: 0386010522

2018-06-26_082842-(1).jpg

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY UBND:

CHỦ TỊCH UBND: HOÀNG VĂN TRƯỜNG. STĐ: 0966381668

PHÓ CHỦ TỊCH UBND: ĐỖ ĐỨC THIỆN. STĐ: 0976469392

2018-06-26_083212.jpg

 

SƠ ĐỒ TỔNG THỂ CƠ CẤU TỔ CHỨC XÃ TÂN HIỆP

1.png


 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan: Huyện Đak Pơ tỉnh Gia Lai

Địa chỉ: Tổ dân phố 2, thị trấn Đak Pơ, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai

Điện thoại: (0269) 3 738 269

Email: ubndakpo@gialai.gov.vn

Fax: (0269) 3 738 275

THÔNG TIN GIẤY PHÉP

Ngày 26/3/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 377/QĐ-BTTTT phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành

Theo đó, Chương trình này dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp nền tảng số, cơ quan, tổ chức, hiệp hội, viện, trường có các công nghệ số, nền tảng số, và các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Với mục tiêu đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là doanh nghiệp SMEs) thông qua việc sử dụng các nền tảng số xuất sắc do Chương trình lựa chọn; tối thiểu 50.000 người/năm được tiếp cận Chương trình, cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tối thiểu 30.000 doanh nghiệp/năm được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp và thiết lập được Mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn thúc đẩy chuyển đổi số.

Chương trình đề ra một số hoạt động chủ yếu đó là: Lựa chọn các nền tảng xuất sắc tham gia Chương trình; Xây dựng, vận hành Cổng thông tin điện tử của Chương trình; đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền và tổ chức triển khai các khóa tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; Xây dựng các tài liệu, công cụ, cơ sở dữ liệu hỗ trợ; tổ chức Mạng lưới chuyên gia tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs;

Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan được giao triển khai các nội dung của Chương trình trên địa bàn tỉnh, thành phố; là đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức trên địa bàn để triển khai các nội dung của Chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số; tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố có chính sách, bố trí nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong tỉnh, thành phố mình tham gia Chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

Ban hành mã định danh điện tử cho các cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Để thống nhất trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 về mã định danh điện tử cho các cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, mã định danh điện tử cho các cơ quan, đơn vị nhà nước tỉnh Bắc Giang được chia thành 4 cấp. Trong đó: UBND tỉnh Bắc Giang (đơn vị cấp 1) có mã định danh điện tử là H02; Mã định danh điện tử của các cơ quan, đơn vị cấp 2, gồm: Các sở, cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thành phố có mã từ H02.1 đến H02.39. Còn mã định danh điện tử của các cơ quan, đơn vị cấp 3 và cấp 4 được xác định theo mã định danh tương ứng của đơn vị cấp 2 và cấp 3.

Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc cấp mới, điều chỉnh, bổ sung mã định danh điện tử cho các cơ quan, đơn vị khi có thay 2 đổi về cơ cấu tổ chức (đổi tên, tách, nhập, giải thể các cơ quan đơn vị) theo quy định tại Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg. Đồng thời giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì việc cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu về mã định danh điện tử với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng, triển khai ứng dụng phần mềm dùng chung của tỉnh tuân thủ theo quy định về mã định danh này và các quy định khác của Chính phủ; thực hiện lưu trữ, quản lý hệ thống mã định danh điện tử của tỉnh theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg ngày 22/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức là chuỗi ký tự để phân biệt, xác định duy nhất các cơ quan, tổ chức khi kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương.

 

Xem chi tiết Quyết định tại đây./.

Ngọc Thành

Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Ngày 11/02/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 206/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện.

Chương trình đặt ra mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

Trong đó, hướng tới năm 2025 sẽ có 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác; 100% thư viện có vai trò quan trọng có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa; 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do các thư viện có vai trò quan trọng thu thập và quản lý được số hóa; 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học thu thập và quản lý được số hóa; 100% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại; 60% số thư viện trong cả nước trở lên được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.

Định hướng đến năm 2030, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.

Chuyển đổi số ngành thư viện  Ảnh: BGP/Diệu Hoa

Chương trình cũng đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp: 1 - Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; 2-Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật; 3- Hoàn thiện và phát triển hạ tầng số của ngành thư viện; 4- Phát triển dữ liệu số ngành thư viện; 5- Xây dựng và phát triển nền tảng số; 6- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng; 7- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 8- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Trong đó, Chương trình tập trung xây dựng, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL), trao đổi tài nguyên thông tin số giữa các thư viện trong cả nước và nước ngoài; hợp tác trong bổ sung, chia sẻ, dùng chung CSDL hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin số; Cung cấp dịch vụ trực tuyến hỗ trợ học tập, nghiên cứu và giải trí cho người dân.

Phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh (điện thoại di động, máy tính bảng,...) để cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, xây dựng dữ liệu mở để người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng cùng tham gia, góp phần xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mở về thư viện và mạng thông tin thư viện quốc gia, góp phần xây dựng thành phố thông minh và xây dựng xã hội học tập.

Ngọc Thành

Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Tài nguyên và Môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Ngày 12/10/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT về Phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”- viết tắt là DTI.

Bộ chỉ số chuyển đổi số nhằm mục tiêu theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hàng năm của các bộ, ngàng và các tỉnh, thành phố và của cả nước trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bộ chỉ số chuyển đổi số bao gồm 03 cấp: Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh; Chỉ số chuyển đổi số cấp bộ; Chỉ số chuyển đổi số quốc gia.

          Đối với cấp tỉnh được cấu trúc theo 03 trụ cột (pillar) là: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số, Trong mỗi trụ cột đều có 07 chỉ số chính, gồm:  1-Chỉ số đánh giá về Chuyển đổi nhận thức; 2-Chỉ số đánh giá về Kiến tạo thể chế; 3-Chỉ số đánh giá về Phát triển Hạ tầng và nền tảng số; 4-Chỉ số đánh giá về Thông tin và Dữ liệu số; 5-Chỉ số đánh giá về Hoạt động chuyển đổi số; 6-Chỉ số đánh giá về An toàn, an ninh mạng; 7-Chỉ số đánh giá về Đào tạo và phát triển nhân lực.

          Đối với cấp bộ không đánh giá riêng theo các trụ cột như cấp tỉnh mà đánh giá chung chỉ số chuyển đổi số của Bộ để đảm bảo các tiêu chí đánh giá là tương đồng, phù hợp với đặc điểm mỗi Bộ phụ trách một trụ cột khác nhau. Chỉ số chuyển đổi số cấp bộ cũng bao gồm 07 chỉ số chính như Chỉ số DTI cấp tỉnh.

          Chỉ số chuyển đổi số quốc gia cũng bao gồm 07 chỉ số chính như Chỉ số DTI cấp tỉnh, trong mỗi chỉ số chính có các chỉ số thành phần khác nhau. Căn cứ theo kết quả đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh và cấp bộ, các chỉ số thành phần và tiêu chí của Chỉ số chuyển đổi số quốc gia sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và điều chỉnh cho phù hợp thực tế.

          Theo Đề án, khi đánh giá DTI của từng cấp sẽ có những thang điểm chuẩn, cụ thể đối với thang điểm chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh là 1.000 điểm chia cho 3 trụ cột theo tỷ lệ: 400 điểm cho chính quyền số, kinh tế số và xã hội số mỗi trụ cột 300 điểm. Thang điểm đánh giá của chỉ số chuyển đổi số cấp bộ là 500 điểm.

Đối với chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh và cấp bộ, điểm đánh giá theo số liệu báo cáo và điều tra xã hội chiếm 80%; điểm đánh giá theo sắc thái thông tin trên không gian mạng chiếm 10%; và điểm đánh giá qua phỏng vấn chuyên gia chiếm 10%.

Riêng trong đánh giá chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, điểm cho chỉ số của mỗi trụ cột chiếm 20%, các chỉ số chính còn lại là 10% số điểm (đánh giá theo số liệu báo cáo thống kê và điều tra xã hội).

Với chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, điểm cho chỉ số chính hoạt động chuyển đổi số chiếm 16%, điểm cho chỉ số chính kiến tạo thể chế chiếm 14%, các chỉ số chính còn lại mỗi chỉ số 10% số điểm (đánh giá theo số liệu báo cáo thống kê và điều tra xã hội.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, bảo đảm đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi. Giai đoạn 2021-2030, 100% các di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số.
Giai đoạn 2021-2030, 100% các bảo vật quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 2/12/2021 phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Chương trình đặt mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững; bảo đảm tích hợp được vào Khung kiến trúc chính phủ điện tử và Hệ tri thức Việt số hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, bảo đảm đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2030: 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, 100% các di tích quốc gia đặc biệt được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số, 100% các bảo vật quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; ưu tiên số hóa theo nhu cầu sử dụng của xã hội các di tích quốc gia và các hiện vật, nhóm hiện vật tại các bảo tàng, ban quản lý di tích; 100% người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.

Để đạt được các mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình là hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật. Cụ thể, xây dựng, hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về di sản văn hóa số và ứng dụng công nghệ trong việc số hóa thông tin, chuẩn hóa hệ dữ liệu di sản văn hóa trong kho dữ liệu số quốc gia; kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các lĩnh vực bảo tàng, thư viện; xác lập quyền truy cập, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu cho các tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển du lịch và các nhu cầu khác ở trong nước và quốc tế.

Đồng thời, xây dựng nền tảng kỹ thuật số và các bộ tiêu chuẩn chung về lưu trữ; xây dựng, tạo lập dữ liệu số về di sản văn hóa; quản lý, vận hành và khai thác kho cơ sở dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa; tích hợp cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa theo tiêu chuẩn tuân thủ Khung kiến trúc chính phủ điện tử do cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ban hành, nhằm mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở, phục vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khai thác, tham gia phát triển, sáng tạo các dịch vụ mới; thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đổi mới chương trình, hình thức và đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo lại; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và người làm công tác di sản văn hóa.

Theo Chinhphu.vn

Bắc Giang ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch 5755/KH-UBND ngày 02/11/2021 về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang năm 2022.

Kế hoạch đề ra mục tiêu chung là tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu đã đạt được trong thời gian vừa qua để từng bước thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 433-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 111-NQ/TU của Tỉnh ủy; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Bắc Giang tổng thể, toàn diện và phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội.

Mục tiêu về phát triển Chính quyền số tỉnh trong năm 2022: 100% văn bản trao đổi dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật); tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã lần lượt là 90%, 80% và 50%; trên 80% chế độ báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; trên 70% CSDL tạo nền tảng phát triển chính quyền số, chuyển đổi số của tỉnh được kết nối, chia sẻ; trên 50% hoạt động kiểm tra được thực hiện thông qua môi trường số.

Mục tiêu về phục vụ người dân và doanh nghiệp trong năm 2022: 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp.

Mục tiêu về phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin trong năm 2022: 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử; 100% cơ quan nhà nước kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh;  tối thiểu 70% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ;  Tối thiểu 90% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ; 100% cán bộ công chức, viên chức và người lao động được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin; 100% cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin; 100% trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ nuôi dưỡng trẻ em được tuyên truyền, giáo dục kiến thức kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn;  100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội.

Để đạt được mục tiêu trên, Kế hoạch của UBND tỉnh đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: (1) Hoàn thiện môi trường pháp lý chuyển đổi số; (2) Phát triển hạ tầng số ; (3) Phát triển các nền tảng, hệ thống; (4) Phát triển các nền tảng, hệ thống; (5) Phát triển các ứng dụng, dịch vụ; (6) Bảo đảm an toàn thông tin; (7) Phát triển kinh tế số; (8) Phát triển xã hội số; (9) Chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên như: Y tế, giáo dục và đạo tạo; Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và đầu tư;…; (10) Phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của cơ quan, địa phương mình và chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số để xây dựng thành công “cơ quan số” tại ngành mình, cấp mình; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị, địa phương; xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của ngành mình, địa phương mình trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin điện tử thành phần của cơ quan, đơn vị mình; phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

Nguồn ngân sách cấp tỉnh cân đối, cấp kinh phí cho các Sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh và các huyện, thành phố chủ động bố trí tối thiểu 2% tổng chi ngân sách để triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong năm 2022.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

Ngọc Thành

Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Tài nguyên và Môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Ngày 10/3/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định 417/QĐ-BTNMT phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Tài nguyên và Môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt ra một số mục tiêu để phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.  

Mục tiêu đến năm 2025:

100% dịch vụ công trực tuyến cung cấp ở mức độ 4, được xác thực một lần, cung cấp trên nhiều nền tảng thiết bị; 70% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng; 80% cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data);

- 80% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc sử dụng công nghệ số, bảo đảm thu nhận trực tiếp dữ liệu số, trong đó 70% tích hợp giải pháp thông minh sử dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT)

- Dành từ từ 1,5%-2% tổng ngân sách sự nghiệp và đầu tư phát triển chi cho phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, duy trì vận hành các hệ thống công nghệ số

Mục tiêu đến năm 2030

- Giảm 30% thủ tục hành chính; 50% dịch vụ công có sự tham gia cung cấp bởi các tổ chức ngoài nhà nước.

- Giảm 30% thủ tục hành chính; 50% dịch vụ công có sự tham gia cung cấp bởi các tổ chức ngoài nhà nước. 100% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến với Công Dịch vụ công quốc gia. 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu, bảo vệ chủ quyền quốc gia về dữ liệu tài nguyên và môi trường trên không gian mạng, liên tục cập nhật với sự tham gia, đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng; bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho thực hiện dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm nền tảng phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.

 

Nhiệm vụ trọng tâm

Để đạt được mục tiêu đề ra, Chương trình cũng đặt ra 09 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện. Trong đó, tập trung Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định về giải quyết thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật bảo đảm xây dựng ngành tài nguyên và môi trường số; Hoàn thiện hạ tầng số, Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số; Tái cấu trúc, tập trung hóa hạ tầng số, kết nối, cung cấp cơ sở hạ tầng, nền tảng, dịch vụ dùng chung, ứng dụng dưới dạng dịch vụ của hệ thống, hạn chế tối đa hạ tầng số dùng riêng tại các đơn vị; Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trên cơ sở kiến trúc, tiêu chuẩn, quy chuẩn, dịch vụ chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu cho chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Kế hoạch chuyển đối số ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

Xem chi tiết Quyết định tại đây./.

Ngọc Thành

Bản đồ xã Tân Hiệp Bản đồ xã Tân Hiệp

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 17,267
Tổng số trong ngày: 15
Tổng số trong tuần: 14
Tổng số trong tháng: 842
Tổng số trong năm: 13,043
Tổng số truy cập: 36,851